THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang mềm chứa:
Vitamin A (Retinol palmitat) | 5000 IU |
Vitamin D3 (Colecalciferol) | 400 IU |
Tá dược vđ | 1 viên |
TÁ DUỢC GỒM CÓ: Dầu đậu nành, glycerin, gelatin, sorbitol, ethyl vanilin, nipagin, nipasol, nước RO.
MÔ TẢ SẢN PHẨM: Viên nang mềm trong, dịch thuốc bên trong màu vàng.
THUỐC DÙNG CHO BỆNH GÌ:
VITAMIN A – D điều trị thiếu hụt vitamin A và vitamin D ở người lớn và thanh thiếu niên
NÊN DÙNG THUỐC NÀY NHƯ THẾ NÀO VÀ LIỀU LƯỢNG:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày.
– Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Không uống thuốc kéo dài.
KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY:
– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Tăng calci máu do bất cứ nguyên nhân nào
– Sỏi thận kèm tăng calci niệu
– Cường cận giáp tiên phát
– Người bệnh dùng quá liều vitamin A
– Rối loạn hấp thu lipid
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
– Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng Vitamin A – D liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao. Triệu chứng quá liều vitamin A (xem mục quá liều và xử trí)
– Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra quá liều vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng nhạy cảm với các thuốc tương tự vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng của tăng calci máu.
Nguy cơ tăng calci huyết và tăng phospho huyết: Triệu chứng cấp: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón. Triệu chứng mạn: Calci hóa các mô mềm, loạn dưỡng calci hóa, rối loạn thần kinh cảm giác.
Ghi chú: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ ADR:
Cần ngừng dùng thuốc ngay khi có các triệu chứng của tác dụng phụ.
Nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci huyết, vì chuyển thành tăng calci huyết còn nguy hiểm hơn. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 – 10 mg/decilits (4,5 – 5mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11mg/decilít.
Trong quá trình điều trị Vitamin A – D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ urê máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.
Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.
Nên uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu
NÊN TRÁNH DÙNG NHỮNG THUỐC HOẶC THỰC PHẨM GÌ KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC NÀY:
– Dùng đồng thời với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, neomycin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A và vitamin D3.
– Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
– Vitamin A – D và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
– Ðiều trị đồng thời Vitamin A – D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều ngừng dùng Vitamin A – D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 – hydroxy – colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D3.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
CẦN LÀM GÌ KHI MỘT LẦN QUÊN KHÔNG DÙNG THUỐC:
Bạn nên uống đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc.
Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên.
Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
BẢO QUẢN: Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU:
Quá liều vitamin D: Triệu chứng sớm của tăng calci huyết gồm có: Yếu cơ, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô mồm, có vị kim loại, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt, ù tai, mất phối hợp động tác, phát ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, xương. Triệu chứng muộn do hậu quả của tăng calci huyết: Vôi hóa thận, sỏi thận, tổn thương thận (đái nhiều, đái đêm, uống nhiều, nước tiểu giảm cô đặc)
Triệu chứng quá liều Vitamin A:
Ngộ độc mạn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng sử dụng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thế ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa sớm.
Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy…Các triệu chứng xuất hiệu sau khi uống từ 6 – 24 giờ.
CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU KHUYẾN CÁO:
Gọi điện ngay cho bác sỹ của bạn khi bạn dùng thuốc quá liều khuyến cáo hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC NÀY:
– Thận trọng khi phối hợp các thuốc khác có chứa vitamin A và vitamin D3.
– Phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim, hoặc xơ vữa động mạch vì nếu những người này có tăng calci huyết, nguy cơ bệnh sẽ nặng lên.
– Phải thận trọng khi dùng cho người đang dùng glycoside trợ tim vì tăng calci huyết gây loạn nhịp tim ở các người bệnh này.
– Phải giám sát nồng độ phosphate trong huyết tương trong khi điều trị để giảm nguy cơ calci hóa lạc chỗ. Cũng phải giám sát đều đặn nồng độ calci huyết đặc biệt ban đầu và khi có triệu chứng nghi nhiễm độc.
– Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Thời kỳ mang thai:
Tránh dùng vitamin A hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao cho phụ nữ có thai vì vitamin A liều cao (10 000 đvqt/ngày) có khả năng gây quái thai.
Tăng calci – huyết trong thời kỳ mang thai có thể gây dị dạng (hẹp van động mạch chủ, bệnh võng mạc và chậm phát triển tinh thần và thể lực) và suy cận giáp cho thai nhi. Sử dụng an toàn Vitamin D3 trong thời kỳ mang thai chưa được xác định; tuy nhiên, nguy cơ đối với bà mẹ và thai nhi do không được điều trị suy cận giáp hoặc giảm phosphate huyết có thể còn lớn hơn nguy cơ do dùng các thuốc tương tự vitamin D. Khẩu phần dinh dưỡng khuyến cáo đối với vitamin D (RDA) hiện nay là 600 đvqt (15microgam).
Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitamin D tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Vitamin A bài tiết vào sữa mẹ. Khi cho con bú, các bà mẹ cần dùng hàng ngày với liều 4000 – 4330 đvqt vitamin A
Vitamin D tiết vào sữa nồng độ vitamin D trong sữa tương quan với lượng vitamin D trong huyết thanh của trẻ bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn RDA (600 đvqt hoặc 15 microgam) cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại. Nếu bà mẹ dùng vitamin D liều dược lý, phải giám sát chặt chẽ tăng calci huyết và các dấu hiệu nhiễm độc vitamin D ở trẻ bú mẹ
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC TÀU XE VÀ LÀM VIỆC TRÊN CAO: Thuốc không gây buồn ngủ vì vậy không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc cũng như làm việc trên cao.
KHI NÀO CẦN THAM VẤN BÁC SỸ, DƯỢC SỸ:
Khi bạn sử dụng thêm một loại thuốc, thực phẩm chức năng, hoặc thực phẩm nào đó hãy tham vấn bác sỹ hoặc dược sỹ.
Khi thấy có các tác dụng không muốn khi sử dụng thuốc hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.
DƯỢC LỰC HỌC:
Nhóm dược lý: Vitamin phối hợp
Mã ATC: A11CB
– Vitamin A – D là chế phẩm chứa vitamin A và vitamin D3, được bào chế dưới dạng nang mềm.
– Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với mắt. Vitamin A giúp cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể, điều hòa chức năng tuyến giáp, tuyến sinh dục.
– Vitamin D3 giúp duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu.
– Sự thiếu hụt vitamin A và vitamin D3 gây nên các triệu chứng như: Khô da, sừng hóa nang lông, lão hóa da, da dễ bị viêm nhiễm khuẩn, móng dễ gẫy, khô mắt, quáng gà, tổn thương giác mạc, kết mạc, đau xương, suy nhược cơ thể, giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
– Vitamin A:
Trong thức ăn, vitamin A có từ 2 nguồn: Retinoid tạo sẵn có trong nguồn động vật như ở gan, thận, chế phẩm sữa, trứng (dầu gan cá là nguồn giàu nhất) và các carotenoid tiền vitamin có trong thực vật. Trong cơ thể, những chất này được chuyển thành retinol nhưng được sử dụng kém hơn.
Sau khi đã được các enzym của tụy thủy phân thành retinol, các este của vitamin A được hấp thu ở ống tiêu hóa. Một số retinol được dự trữ ở gan và từ đấy được giải phóng vào máu dưới dạng gắn với một globulin đặc hiệu. Dự trữ vitamin A của cơ thể thường đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể trong vài tháng.
Phần retinol tự do bị liên hợp glucuronic và bị oxy hóa thành retinal và acid retinoic rồi được đào thải qua nước tiểu và phân cùng với những chất chuyển hóa khác.
Nồng độ bình thường của vitamin A trong huyết tương là từ 300 đến 600 microgam/lít. Trong trường hợp thiếu vitamin A thì nồng độ thấp dưới 100 microgam/lít, còn trong trường hợp quá liều hay ngộ độc thì nồng độ này cao hơn nhiều.
– Vitamin D3:
Vitamin D3 được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Mật cần thiết cho hấp thu vitamin D3 ở ruột. Vì vitamin D3 tan trong lipid nên được tập trung trong vi thể dưỡng chấp, và được hấp thu theo hệ bạch huyết; xấp xỉ 80% lượng vitamin D3 dùng theo đường uống được hấp thu theo cơ chế này.
Sau khi hấp thu vào cơ thể, vitamin D3 được hydroxyl hóa ở gan, thận để tạo thành chất chuyển hóa hoạt động 1,25 – dihydroxycolecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
Vitamin D3 và các chất chuyển hóa của nó luân chuyển trong máu liên kết với α – globulin đặc hiệu.Thời gian bán thải của vitamin D3 là 19-25 giờ, tuy nhiên thuốc được lưu giữ thời gian dài trong các mô mỡ.
Vitamin D3 và các chất chuyển hóa của nó được bài xuất chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu.
CHỈ ĐỊNH:
VITAMIN A – D điều trị thiếu hụt vitamin A và vitamin D ở người lớn và thanh thiếu niên
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày.
– Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Không uống thuốc kéo dài.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Tăng calci máu do bất cứ nguyên nhân nào
– Sỏi thận kèm tăng calci niệu
– Cường cận giáp tiên phát
– Người bệnh dùng quá liều Vitamin A
– Rối loạn hấp thu lipid
CÁC TRƯỜNG HỢP THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
– Thận trọng khi phối hợp các thuốc khác có chứa Vitamin A và Vitamin D3.
– Phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim, hoặc xơ vữa động mạch vì nếu những người này có tăng calci huyết, nguy cơ bệnh sẽ nặng lên.
– Phải thận trọng khi dùng cho người đang dùng glycoside trợ tim vì tăng calci huyết gây loạn nhịp tim ở các người bệnh này.
– Phải giám sát nồng độ phosphate trong huyết tương trong khi điều trị để giảm nguy cơ calci hóa lạc chỗ. Cũng phải giám sát đều đặn nồng độ calci huyết đặc biệt ban đầu và khi có triệu chứng nghi nhiễm độc.
– Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Thời kỳ mang thai:
Tránh dùng vitamin A hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao cho phụ nữ có thai vì vitamin A liều cao (10 000 đvqt/ngày) có khả năng gây quái thai.
Tăng calci – huyết trong thời kỳ mang thai có thể gây dị dạng (hẹp van động mạch chủ, bệnh võng mạc và chậm phát triển tinh thần và thể lực) và suy cận giáp cho thai nhi. Sử dụng an toàn Vitamin D3 trong thời kỳ mang thai chưa được xác định; tuy nhiên, nguy cơ đối với bà mẹ và thai nhi do không được điều trị suy cận giáp hoặc giảm phosphate huyết có thể còn lớn hơn nguy cơ do dùng các thuốc tương tự vitamin D. Khẩu phần dinh dưỡng khuyến cáo đối với vitamin D (RDA) hiện nay là 600 đvqt (15microgam).
Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitamin D tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Vitamin A bài tiết vào sữa mẹ. Khi cho con bú, các bà mẹ cần dùng hàng ngày với liều 4000 – 4330 đvqt vitamin A
Vitamin D tiết vào sữa nồng độ vitamin D trong sữa tương quan với lượng vitamin D trong huyết thanh của trẻ bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn RDA (600 đvqt hoặc 15 microgam) cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại. Nếu bà mẹ dùng vitamin D liều dược lý, phải giám sát chặt chẽ tăng calci huyết và các dấu hiệu nhiễm độc vitamin D ở trẻ bú mẹ
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC TÀU XE VÀ LÀM VIỆC TRÊN CAO: Thuốc không gây buồn ngủ vì vậy không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc cũng như làm việc trên cao.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
– Dùng đồng thời với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, neomycin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A và vitamin D3.
– Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
– Vitamin A – D và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
– Ðiều trị đồng thời Vitamin A – D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều ngừng dùng Vitamin A – D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 – hydroxy – colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D3.
– Không nên dùng đồng thời Vitamin A – D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):
– Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng Vitamin A – D liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao. Triệu chứng quá liều vitamin A (xem mục quá liều và xử trí)
– Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra quá liều vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng nhạy cảm với các thuốc tương tự vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng của tăng calci máu.
Nguy cơ tăng calci huyết và tăng phospho huyết: Triệu chứng cấp: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón. Triệu chứng mạn: Calci hóa các mô mềm, loạn dưỡng calci hóa, rối loạn thần kinh cảm giác.
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ ADR:
Cần ngừng dùng thuốc ngay khi có các triệu chứng của tác dụng phụ.
Nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci huyết, vì chuyển thành tăng calci huyết còn nguy hiểm hơn. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 – 10 mg/decilits (4,5 – 5mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11mg/decilít.
Trong quá trình điều trị Vitamin A – D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ urê máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.
Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.
Nên uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Quá liều vitamin D: Triệu chứng sớm của tăng calci huyết gồm có: Yếu cơ, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô mồm, có vị kim loại, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt, ù tai, mất phối hợp động tác, phát ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, xương. Triệu chứng muộn do hậu quả của tăng calci huyết: Vôi hóa thận, sỏi thận, tổn thương thận (đái nhiều, đái đêm, uống nhiều, nước tiểu giảm cô đặc)
Xử trí: Phải thường xuyên định lượng nồng độ calci huyết và phải duy trì calci huyết ở mức 9 – 10mg/dl (4,5 – 5 mEq/l), không được vượt quá 11mg/dl. Phải cho uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu như vậy để ngăn tạo thành sỏi thận ở người có tăng calci niệu. Trong khi điều trị bằng các thuốc tương tự vitamin D, phải định kỳ định lượng calci, P, Mg, nitơ urê máu (BUN) và phosphatase kiềm trong huyết thanh giảm thường xảy ra trước khi tăng calci huyết ở người bị nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận. Phải ngừng ngay thuốc và calci bổ sung, duy trì chế độ ăn nghèo calci, cho uống hoặc truyền dịch tĩnh mạch. Nếu cần, dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu thải calci như furosemid và ethacrynic acid để làm giảm nồng độ calci huyết thanh. Có thể thẩm phân máu hoặc màng bụng.
Nếu mới uống, cho rửa dạ dày hoặc gây nôn. Nếu thuốc đã qua dạ dày, cho uống dầu khoáng để thúc đẩy đào thải qua phân.
Sau khi calci huyết trở lại bình thường, có thể điều trị lại nếu cần với liều thấp hơn. Liệu pháp calcitriol có thể cho lại với liều uống 0,25microgam hoặc liều tiêm tĩnh mạch 0,5 microgam thấp hơn liều trước đã gây tăng calci huyết. Một số người bệnh suy cận giáp bị tăng calci huyết trong khi điều trị bằng ergocalciferol đáp ứng nhiều hơn với thuốc sau khi chữa khỏi tăng calci huyết. Kháng tác dụng tăng calci huyết của các thuốc tương tự vitamin D có thể xảy ra ở người bệnh giảm magnesi huyết
Triệu chứng quá liều Vitamin A:
Ngộ độc mạn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng sử dụng Vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thế ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa sớm.
Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy…Các triệu chứng xuất hiệu sau khi uống từ 6 – 24 giờ.
Xử trí: Phải ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ