THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC
Thành phần hoạt chất: Mỗi viên nang cứng Glucosamin sulfat 500 chứa:
Glucosamin sulfat……………………….500 mg |
(dưới dạng glucosamin sulfat kali clorid trong đó có 392,5 mg glucosamin)
Tá dược vừa đủ……..…………………….1 viên |
Thành phần tá dược gồm: Magnesi stearat, viên nang cứng số 0.
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nang cứng thân màu trắng – nắp màu đỏ, bột thuốc trong nang màu trắng.
CHỈ ĐỊNH
– Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG:
Thuốc dùng đường uống. Dùng cho người trên 18 tuổi và người già.
– Liều dùng: Người trên 18 tuổi và người già: Uống 1 viên/lần, 3 lần mỗi ngày.
Thời gian dùng thuốc tuỳ theo cá thể, ít nhất dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Cách dùng: Uống cùng với nước, nên uống thuốc trong bữa ăn
Lưu ý: Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.
- Người mắc phenylceton niệu.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
– Glucosamin không gây rối loạn dạ dày ruột nên có thể điều trị lâu dài. Điều trị nên nhắc lại 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy theo tình trạng bệnh.
– Glucosamin là thuốc điều trị nguyên nhân nên tác dụng của thuốc có thể bắt đầu sau 1 tuần, vì vậy nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm trong những ngày đầu.
– Thuốc có thành phần từ hải sản, người bị dị ứng với hải sản nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng thuốc.
– Cần cẩn trọng khi điều trị cho bệnh nhân bị suy giảm khả năng dung nạp glucose. Việc kiểm soát nồng độ đường huyết chặt chẽ hơn có thể rất cần thiết cho các bệnh nhân bị tiểu đường khi bắt đầu điều trị.
– Glucosamin có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc chống đông máu, người đang uống aspirin hàng ngày, nếu dùng glucosamin nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.
– Bệnh nhân hen suyễn nên được dùng cẩn trọng vì những bệnh nhân này có thể dễ gặp phản ứng dị ứng với glucosamin hơn, có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh.
– Không có nghiên cứu nào đặc biệt được tiến hành ở bệnh nhân suy gan hoặc thận. Việc điều trị cho các bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng nên được kiểm soát chặt chẽ.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Thời kỳ mang thai:
Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, do vậy không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc không được biết là có đi qua sữa hay không, không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ cho con bú
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC: Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc. Thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn chóng mặt, buồn ngủ, cần thận trọng trong các trường hợp này.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC:
Tương tác:
Về lý thuyết, glucosamin có thể làm giảm tác dụng của insulin hay các thuốc kiểm soát nồng độ đường trong máu khác.
Dùng chung glucosamin với các thuốc lợi tiểu như furosemid có thể làm tăng tác dụng phụ của glucosamin.
Glucosamin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng chung với các thuốc gây tăng nguy cơ chảy máu như acid acetylsalicylic, thuốc chống đông như warfarin hay heparin, thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel và các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hay naproxen.
- Điều trị glucosamin sulfat đường uống có thể làm tăng hấp thu tetracycline ở dạ dày ruột.
Tương kỵ: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với thuốc khác.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị với Glucosamin sulfat 250 thường tạm thời, mức độ nhẹ và có thể chia nhỏ theo các tần suất gặp như sau:
Tác dụng phụ thường gặp (<1/10 và >1/100 bệnh nhân):
Rối loạn dạ dày ruột: Đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy hoặc khó tiêu.
Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, ngủ gà, mệt mỏi.
Tác dụng phụ ít gặp (<1/100 và > 1/1000 bệnh nhân):
Rối loạn mô da và dưới da: Ban đỏ, mẩn ngứa, ban da.
Tác dụng phụ chưa biết tần suất gặp:
Các phản ứng dị ứng, chóng mặt, rối loạn tầm nhìn, rụng tóc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dung quá liều chỉ định của thuốc. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân nên được theo dõi và điều trị triệu chứng.